MÂM BỒNG, MÂM BỒNG THỜ CÚNG, MÂM BỒNG GỐM BÁT TRÀNG, MÂM BỒNG GỐM TRẦN ĐỘ
11
2018
Làng gốm Bát Tràng là một làng nghề gốm cổ truyền thống lâu đời đã đi vào bao câu ca dao, tục ngữ của dân tộc. Nhắc đến Bát Tràng, người ta không khỏi nghĩ đến những sản phẩm gốm phong phú và độc đáo được làm thủ công bởi chính những đôi bàn tay tài hoa của người con, người thợ giỏi Bát Tràng. Giữa những dòng gốm hiện đại vẫn đang ngày ngày phát triển, Trần Độ vẫn “bơi ngược dòng”, kiên trì, tìm tòi và phục chế dòng gốm cổ. Một mặt, Trần Độ chế tạo những mẫu gốm có dáng và trang trí kế thừa truyền thống như các loại ấm rượu, chóe, thạp, chân đèn, lư hương…, nhưng một số sản phẩm khác lại được ông cách tân với những màu men lạ.
Bộ đồ thờ trên nền men lục bảo cũng là một bộ sưu tập đầy tâm huyết của nghệ nhân Trần Độ.
1. Mâm bồng
Mâm bồng, mâm bồng thờ cúng, Mâm bồng gốm Bát Tràng, Mâm bồng gốm Trần Độ
Từ ngàn xưa, ngày lễ tết, trên bàn thờ gia tiên của nhiều gia đình bao giờ cũng có bày mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả là thành quả lao động của con cháu trong năm qua và là hương vị của đất trời quê hương được bày đẹp nhất và trịnh trọng dâng lên bàn thờ cúng gia tiên, là tấm lòng thành kính của con cháu đối với những người thân đã khuất.
Lễ vật truyền thống ấy hàm chứa chiều sâu về đạo lý và chiều cao về triết lý nhân văn của dân tộc.
Tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương, mỗi gia đình khác nhau, trên bàn thờ có thể bày 1,2 hoăc 3 chiếc mâm bồng. Nếu bàn thờ chỉ đặt một mâm bồng thì đó dung để bày ngũ quả. Tuy rằng, cuộc sống hiện đại đã thay đổi nhiêu, người ta không còn quan trọng việc phải bày đủ ngũ quả. Tùy theo từng địa phương, theo từng mùa mà ta có thể dâng lên với lòng thành kính nhất. Nếu trên ban thờ có 3 chiếc mâm bồng, kích cỡ của chiếc ở giữa sẽ to hơn hai chiếc bên cạnh. Mâm bồng ở giữa sẽ bày trầu cau, tiền mã; bên trái (tức hướng Đông) bày hoa; bên phải (tức hương Tây) sẽ bày quả. Theo quan niệm của phương Đông “Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây”. Đó là quy luật vận động của tự nhiên, khi bình minh ló rạng muôn hoa đua nở và khi hết ngày mặt trời lặn thì kết trái.
Dù ban thờ của gia chủ có 1 hay 3 chiếc mâm bồng, khi dâng lễ vật lên với gia tiên sẽ đều bày tỏ lòng thành kính và sự báo hiếu với tổ tiên, những người đã khuất.
Mâm bồng được làm thủ công hoàn toàn bằng tay từ đất mẹ, với niềm đam mê với nghề truyền thống cha ông để lại, hình tượng Rồng (Long) và Phượng hoàng (Phụng) – hai linh vật có biểu tượng cao quý nằm trong bộ Tứ Linh dường như được Trần Độ thổi hồn vào gốm thật hài hòa mà cũng thật ấn tượng. Rồng tiêu biểu cho cha, người chồng, người quân tử, Hoàng đế. Còn Phượng hoàng là biểu tượng của người phu nhân, người vợ, Hoàng hậu. Nó là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã. Phượng hoàng cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Sự kết hợp của Rồng và Phượng hoàng là biểu tượng tuyệt vời của hạnh phúc lứa đôi, sự may mắn thịnh vượng về công danh, tài lộc và địa vị xã hội. Không dừng lại ở đó, sự độc đáo của chiếc bát hương nằm ở chỗ nó được phủ lên mình nền men Lục Bảo – dòng men thất truyền từ đời nhà Lý nay được Trần Độ dày công nghiên cứu và phục chế chắc hẳn sẽ khiến bàn thờ cúng gia tiên của gia chủ thật đặc biệt thể hiện được cái Tâm với gia tiên, cha mẹ sinh thành. Hơn nữa, sản phẩm được nung với nhiệt độ hơn 1000 độ, chất liệu sứ vừa bền đẹp, có tuổi thọ lâu dài và mang đến nhiều may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ nên rất thích hợp dùng làm đồ thờ cúng.
Tin nổi bật
- Bình là biểu tượng đặc biệt may mắn để trong nhà, tượng trưng cho “bình an và hòa thuận trong gia đình”.
- BỘ ĐỈNH HẠC TRÊN BÀN THỜ, BỘ ĐỈNH HẠC CỦA GỐM TRẦN ĐỘ
- MÂM BỒNG, MÂM BỒNG THỜ CÚNG, MÂM BỒNG GỐM BÁT TRÀNG, MÂM BỒNG GỐM TRẦN ĐỘ
- Bát hương, Bát hương thờ cúng, Bát hương gốm Bát Tràng, Bát hương gốm Trần Độ
- Đèn dầu thờ của gốm Trần Độ